Tác dụng cực tốt của yoga đối với cột sống con người

Kết quả là sự ổn định thăng bằng của cơ thể bị phá vỡ, rồi một công việc điều chỉnh phải được khởi sự để giữ thăng bằng.
Trục của cơ thể, cột sống được cấu thành bằng nhiều đốt xương cách nhau bởi những chỗ đệm là các đĩa sụn. Cột sống nâng đỡ sức nặng của cơ thể giúp cơ thể cử động nhiều hướng: Đứng, cúi, đu đưa, vặn vẹo. Mỗi đốt xương sống có một lỗ ở giữa để cho đường tủy sống chạy qua, tỏa ra từ não vào cơ thể. Đường tủy sống có những dây thần kinh chạy vào và ra giữa mỗi cặp đốt xương. Nó có nhiệm vụ kiểm soát chức năng cảm giác và vận động của toàn bộ cơ thể. Trừ đầu và một vài chức năng tạng phủ đặc biệt do thần kinh phế vị chi phối.

Cơ thể con người có thể đảm đương nhiều tư thế khác nhau, nhưng trong đó chỉ có 3 tư thế căn bản là đứng, ngồi và nằm. Trong mỗi một tư thế, cột sống đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể. Khoa vật lý dạy chúng ta rằng, để giữ được sự thăng bằng cho cơ thể, trục của trọng lực phải rơi giữa hai chân khi đứng dang ra.

Nếu một người giữ được tư thế thăng bằng tự nhiên của cơ thể, sự căng thẳng của các cơ xương sống ở mức tối thiểu và toàn bộ sức nặng của cơ thể sẽ phân tán rất điều hòa trên 32 đốt xương của cột sống.


Nhưng nếu chúng ta cong xương sống, trọng tâm không còn nằm ở giữa đầu của bàn chân nữa, nó sẽ chuyển về phía trước. Kết quả là sự ổn định thăng bằng của cơ thể bị phá vỡ, rồi một công việc điều chỉnh phải được khởi sự để giữ thăng bằng.

Sự điều chỉnh được thực hiện do các cơ dọc hai bên cột xương sống. Các cơ đó bị kéo giãn đến nỗi làm vùng đó đau gọi là đau lưng. Có người cho rằng chứng đau lưng là để trả giá cho đặc ân con người là sinh vật duy nhất trên Trái Đất có thể sống trong tư thế đứng thẳng. Điều này hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, phải nói rằng đau lưng là để trả giá cho việc không giữ tư thế đứng thẳng đúng đắn như người mẹ thiên nhiên mong muốn. Họ lại sống và đi như con dã nhân, luôn luôn ngả về phía trước.

Dường như nằm ngủ trên giường cũng có một phần nào bớt cho các cơ ở lưng bớt mỏi. Nhưng khi ta quan sát cách một người ngủ và nghỉ ngơi, thường là họ nằm dài trên giường hay nằm cong lại như một bào thai trong bụng mẹ. Người ta sẽ dễ hiểu là tại sao khi thức dậy, họ vẫn thấy đau lưng như trước khi ngủ, nếu không nói là tệ hơn. Vì thế, để có được sự nghỉ ngơi hoàn toàn khi ngủ hay thư giãn, người ta phải ngửa hay nằm nghiêng một bên với lưng thẳng ra.

Nằm nghiêng chẳng những là tư thế để thư giãn hoàn toàn cơ bắp và hệ thần kinh mà còn có tác động thuận lợi vi tế trên sinh lực cơ thể. Nó giúp cho tâm trí được thanh thản và bình yên suốt giấc ngủ và ít bị mộng mơ quấy rầy. Tư thế đúng của cột sống trong các vị thế đứng, nằm, ngồi chẳng những giữ được sự thăng bằng cho cơ thể và làm cho các bắp thịt ở lưng được nghỉ ngơi, mà nó còn là thiết yếu cho sự hô hấp đúng đắn. Lồng ngực được giãn nở tự do và hệ thần kinh được làm việc một cách nhịp nhàng.

Khi thần kinh bị dồn ép do tư thế không đúng của cột sống thì nhiều hiện tượng đau đớn và bệnh tật xuất hiện. Cột sống thẳng cũng có những tác động quan trọng trên tâm lý con người. Thăng bằng thể chất và tinh thần liên hệ với nhau mật thiết. Một người khó giữ được tinh thần bình thản khi thân thể mất quân bình.

Người thất vọng đi với tư thế vai co và lưng còng. Khi họ cúi tới trước, những cơ lưng luôn bị trì kéo và đau đớn. Bệnh đau lưng kinh niên đến lượt nó góp phần làm tinh thần suy nhược trong cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm của căn bệnh tâm thể.

Như bác sĩ Steven Brene, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về những lợi ích y học của các tư thế yoga đã nói: “Hãy chú ý đến các pho tượng của các hoàng đế Pharaoh và các thầy tư tế Ai Cập. Hãy quan sát các công trình điều khắc của dân tộc Assyrian, người Balylon và người Hy Lạp. Hãy nhìn tư thế của các hoàng đế Hindu và các vị thần linh. Hãy chú ý đến tư thế thẳng lưng hoàn toàn của họ, cột sống thẳng như đũa”. Người xưa hiểu hơn chúng ta về tầm quan trọng về tư thế đúng của cột sống như là biểu hiện đầu tiên của nhân phẩm.

Tư thế và dây chằng

Trẻ thơ thường cử động cột sống theo nhiều tư thế khác nhau nhưng sự mềm dẻo này sẽ mất dần khi cơ thể lớn lên.

Một người bình thường ở tuổi 30, chẳng bao lâu sẽ không thể dùng ngón tay chạm sàn với đầu gối thẳng. Tại sao vậy? Nguyên do của sự hạn chế cử động thân thể này là do sự ngắn dần đi của dây chằng và dây gân. Dây chằng là dải hay là bao của tổ chức mô sợi nối liền hai hay nhiều xương, sụn hay các cơ quan khác. Dây gần nối liền cơ vào xương.

Khi một người già đi, xương sống cứng lại vì các dây chằng trở nên căng hơn. Và bởi vì cơ cấu dây chằng phải liên tục nên khi một vùng nào đó bị giới hạn thì chuyển động mềm mại của toàn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân của sự làm ngắn đi của dây chằng và dây gân là những rối loạn như tư thế không phù hợp và không thăng bằng. Cột sống có 4 đoạn cong giúp cho nó có khả năng co giãn và bung ra, đó là điều kiện thiết yếu cho động tác đi và nhảy.

Tư thế không đúng có thể làm gia tăng độ cong của cột sống. Thí dụ như những người ngồi nhiều, sinh viên, nhân viên văn phòng, nghệ sĩ, văn sĩ thường là đầu và cổ cúi tới trước. Tư thế không đẹp mắt đó làm dây chằng bị ngắn lại và cột sống bị cong lại. Dây chằng bị ngắn và căng cứng, dây gân bị đè ép, thần kinh bị kích thích làm cho nhức đầu, nhức nhối ở cổ và vai.

Tác dụng của các tư thế yoga (asana)

Mỗi một tư thế yoga tập cho cột sống kéo giãn ra, căng lên và uốn lại theo nhiều mức độ khác nhau. Tất cả việc này ngăn ngừa và sửa chữa lại những tư thế sai của cột sống trong các vị thế đứng, ngồi và nằm. Nếu bạn quan sát một người tập yoga chân chính thì bạn sẽ nhận ra liền phương cách đúng đắn linh hoạt và thanh lịch khi họ ngồi, đứng hay đi.

Nhà yogi từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe hoàn hảo của cột sống đối với đời sống con người. Họ đã đề ra những tư thế asana, đặc biệt là để giữ độ cong đúng cho cột sống như tư thế con cá, rắn hổ mang… Tư thế đầu chạm gối làm cho cột sống giãn ra hết sức, 20% trên chiều dài bình thường của cột sống so với khi ngồi.

Những tư thế đó cũng làm giãn dây chằng và dây gân bao quanh cột sống và do đó làm mất đi cảm giác đau đớn do sức ép trên các dây thần kinh. Và do làm mạnh các bắp cơ cột sống, những tư thế đó giữ cho độ cong của cột sống được tốt hơn. Bằng cách này, các asana phục hồi cho cột sống được mềm dẻo như lúc còn trẻ thơ và ngăn ngừa những đau đớn do co cứng cơ thể lúc tuổi già.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *